Xiaomi của Trung Quốc quyết đấu Mỹ, vung núi tiền cho ngành chip - TIN TỨC CÔNG NGHỆ DÂN VIỆT
Laptop Văn Phong Rẻ Nhất

Breaking News

Xiaomi của Trung Quốc quyết đấu Mỹ, vung núi tiền cho ngành chip

Theo đó, Xiaomi đã mua hoặc tăng đáng kể cổ phần tại ít nhất 34 công ty liên quan đến chip Trung Quốc từ năm 2019 đến tháng 3/2021, một phân tích dữ liệu kinh doanh của Nikkei Asia cho thấy. Họ cũng đã thêm cổ phần vào gần 25 công ty phần cứng công nghệ khác ngoài chất bán dẫn. Các mục tiêu bao gồm mong muốn trở thành một nhà phát triển chip và nhà sản xuất thiết bị chip tự chủ, là nhà sản xuất màn hình tiên tiến, ống kính máy ảnh và thiết bị tự động hóa có độ chính xác cao nhất.

Xiaomi dấn thân vào ngành chip

Ảnh: @Pixabay.

Ảnh: @Pixabay.

Các khoản đầu tư của Xiaomi vào chip và phần cứng công nghệ khác chủ yếu được thực hiện thông qua một quỹ liên kết tên là Hubei Xiaomi Changjiang Industry Fund Partnership. Quỹ này, bao gồm các công ty con của nhà sản xuất thiết bị Gree và một chi nhánh đầu tư được chính quyền Vũ Hán hậu thuẫn, được thành lập vào năm 2017 với số vốn đăng ký 12 tỉ nhân dân tệ ( khoảng 1,82 tỉ USD). Điều đáng nói là quỹ đã không hoạt động phần lớn trong những năm đầu tiên.

Theo nhà cung cấp dữ liệu kinh doanh Trung Quốc Qichacha, quỹ này sau đó đã đầu tư vào sáu công ty liên quan đến chất bán dẫn trong năm 2019. Con số tăng lên thành 22 vào năm ngoái khi cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung trở nên gay gắt. Tính đến đầu tuần trước, quỹ đã đầu tư thêm vào sáu nhà phát triển chip địa phương. 

Ảnh: @Pixabay.

Ảnh: @Pixabay.

Giới phân tích nhận định, Xiaomi là một ngôi sao đang lên nhanh chóng trong lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc, với thị phần điện thoại thông minh toàn cầu sánh ngang với Apple. Giống như Huawei, công ty đã bị nhắm mục tiêu bởi các hạn chế của Hoa Kỳ vì các cáo buộc họ có liên quan với quân đội Trung Quốc, tuy nhiên các cáo buộc này đều bị Xiaomi phủ nhận.

Xiaomi khẳng định, các dịch vụ và sản phẩm của công ty này được sử dụng cho các mục đích dân sự hoặc thương mại. Công ty không thuộc sở hữu, bị một bên kiểm soát hoặc liên quan đến quân đội Trung Quốc, cũng như không phải là một công ty của quân đội Trung Quốc theo định nghĩa của Luật NDAA Mỹ.

Bên cạnh đó, Xiaomi cho biết tham vọng phát triển chip của họ bắt đầu từ năm 2014, và mọi thứ đang bắt đầu đơm hoa kết trái. Gần đây nhất, công ty đã tiết lộ một chip xử lý hình ảnh được thiết kế theo kiểu "cây nhà lá vườn" tên là Surge C1, dòng chip này để sử dụng trong điện thoại thông minh có thể gập lại đầu tiên của công ty cũng như trong một loạt các thiết bị mới.

"Đã bảy năm kể từ khi Xiaomi đầu tư vào chip, Surge C1 chỉ là một bước tiến nhỏ trong quá trình phát triển chip của Xiaomi, nhưng nó đánh dấu một cột mốc quan trọng cho khả năng chế tạo chip xử lý hình ảnh của chúng tôi", Chủ tịch Lei Jun cho biết tại một sự kiện báo chí trực tuyến. "Con đường đến tham vọng chip của Xiaomi còn dài và đầy thách thức, nhưng chúng tôi có đủ kiên nhẫn và kiên trì để thực hiện nó".

Ảnh: @Pixabay.

Ảnh: @Pixabay.

Hiện tại, không riêng gì Xiaomi mà một số công ty Trung Quốc đã có những nỗ lực tương tự trong việc phát triển chip kể từ năm ngoái, khi Washington đột ngột cắt Huawei khỏi các nhà cung cấp toàn cầu quan trọng của họ, với lý do công ty Trung Quốc bị cáo buộc có liên hệ với quân đội và chính phủ Trung Quốc.

Điển hình, Huawei đã đầu tư vào hơn 20 công ty nghiên cứu chip trong một năm rưỡi qua nhằm lấp đầy lỗ hổng trong chuỗi cung ứng hiện tại. Trong khi Oppo, hãng smartphone có thị phần cao thứ 4 thế giới đã thuê nhiều nhân viên từng có kinh nghiệm làm việc tại các bên cung cấp và đối thủ của họ để phát triển chip xử lý của riêng mình.

Nhà sản xuất ô tô hàng đầu Trung Quốc Geely có kế hoạch đưa chipset lõi của riêng mình vào ô tô sớm nhất là trong 2023. Alibaba và Baidu, hai gã khổng lồ Internet của Trung Quốc cũng đã nhảy vào cuộc đua phát triển thiết kế chip, với việc cả hai đều tiết lộ chip xử lý dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) của riêng mình.

Giới phân tích cho rằng, các công ty công nghệ Trung Quốc cần nhận ra sự cần thiết và thách thức của việc phát triển chip của riêng họ. "Trung Quốc sở hữu thị trường rộng lớn cho phép các nhà sản xuất xây dựng hệ sinh thái chip của riêng mình, nhưng tất cả đều nhìn thấy điều gì đã xảy ra với Huawei, khi đơn vị thiết kế chip mạnh mẽ của họ bị ngăn không cho tiếp cận với các công nghệ quan trọng của Mỹ" – Donnie Teng, nhà phân tích của Nomura Securities nói với trang Nikkei Asia.

No comments